- VÃN PHÁT 晚发
Biệt danh của phục khí ôn bệnh vào cuối mùa thu phát sinh chứng hậu lý nhiệt khá nặng (hiện nay ít dùng).
- VÃNG LAI HÀN NHIỆT 往来寒热
Lúc lạnh lúc nóng. Tức Hàn nhiệt vãng lai .
- VĂN 纹
Còn gọi là Văn âm. Cơ quan sinh dục không hoàn chỉnh (hoặc hẹp hoặc thiếu, không quan hệ tính giao được). Xem Ngũ bất nữ.
- VĂN ÂM 纹阴
Xem mục Văn bên trên.
- VĂN CHAÅN 纹疹
Một trong tứ chẩn. Thông qua thính giác, khứu giác để hiểu rõ lời nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng rên và chất bài tiết, mồ hôi. Từ đó mới đưa ra chẩn đoán đúng.
- VĂN ĐẠM 纹淡
Xem màu sắc của lằn chỉ nổi bên cạnh ngoài của ngón tay nơi có tĩnh mạch nổi lên thấy lằn chỉ nổi lên có màu sắc nhợt nhạt. Phần nhiều thuộc thể chất suy nhược, khí huyết bất túc; Lằn chỉ có màu đỏ nhạt là thuộc hư hàn; Màu xanh nhạt là cơ thể suy nhược kèm có phong tà; Màu tím nhạt là thể chất suy nhược kèm có nhiệt.
- VĂN HỎA 文火
Chỉ sức lửa nhỏ và không mạnh lắm.
- VĂN PHÙ 纹浮
Xem lằn chỉ nổi bên cạnh ngoài của ngón tay trỏ nơi có tĩnh mạch nổi lên. Ở đây lằn chỉ nổi rõ, thường là các dấu hiệu của bệnh ngoại cảm mới phát, bệnh tà còn ở biểu.
- VĂN TRẦM 纹沉
Xem độ sâu cạn của lằn chỉ nổi bên cạnh ngoài của ngón tay trỏ nơi có tĩnh mạch nổi lên. Ở đây chỉ tay chìm sâu trong da. Thường là dấu hiệu bệnh tà tại lý.
- VĂN TRỆ 纹滞
Lằn chỉ nổi lên bên cạnh ngoài ngón tay trỏ của trẻ có hiện tượng uất trệ, chà xát cũng không thấy tan biến. Chủ về bệnh tà ứ đọng, làm cho doanh vệ vận hành không thông. Nguyên nhân thường do đàm thấp, thực trệ, tà nhiệt uất kết mà gây ra. Đều thuộc thực chứng.
- VÂN Ế 云翳
Chứng bệnh bên ngoài con ngươi mắt phủ một lớp màng mỏng. Nguyên nhân phần nhiều do con ngươi bị tổn thương, sau khi chữa khỏi để lại lớp màng mỏng. Tương đương với sẹo giác mạc.
- VẤN ẨM THỰC KHẨU VỊ 问饮食口味
Một trong các nội dung của ‘thập vấn’. Thông qua tình trạng ăn uống, khẩu vị của từng người để nắm vững tình trạng của Tỳ Vị, từ đó phán đoán sự tiến thoái của tật bệnh. Hiểu được thuộc tính hàn nhiệt của bệnh.
- VẤN CHẨN 问疹
Một trong tứ chẩn. Hỏi về bệnh trạng hiện tại cũng như tiền sử của bệnh, nguyên nhân phát sinh bệnh, khi phát bệnh đã điều trị bằng các liệu pháp nào? Uống thuốc gì? Phải hỏi các chứng trạng hiện tại và cảm giác phát sinh. Hỏi về kinh nguyệt, sinh dục, thói quen trong sinh hoạt, thị hiếu của ăn uống. Đồng thời hỏi về tuổi tác, quê quán, nghề nghiệp, địa chỉ của bệnh nhân để hiểu rõ bệnh tình và các mối quan hệ của nó. Thông qua đó mới đưa ra chẩn đoán chính xác được.
- VẤN ĐẦU THÂN 问头身
Một trong nội dung của thập vấn. ➊ Phải nắm vững tình trạng đau đầu, chóng mặt, bao gồm thời gian, vị trí, mức độ đau và các triệu chứng đi kèm. ➋ Hỏi kỹ về tính chất đau nhức của cơ thể, vị trí và các triệu chứng đi kèm.
- VẤN HÀN NHIỆT 问寒热
Một trong những nội dung của thập vấn. Phải nắm vững mức độ phát sốt, cũng như sợ lạnh, bao gồm thời gian, quy luật, kèm theo các triệu chứng đi kèm để phán đoán vị trí của bệnh tình và mức độ đấu tranh giữa chính tà.
- VẤN HÃN 问汗
Một trong các nội dung của thập vấn. Thông qua đó hiểu rõ mức độ của mồ hôi, bao gồm lượng mồ hôi ra nhiều hay ít, thời gian, vị trí và các triệu chứng đi kèm, để phán đoán bệnh tình hư hay thực, biểu hay lý, thuộc âm hay dương.
- VẤN HUNG PHÚC 问胸腹
Một trong nội dung của thập vấn. Hỏi về tình trạng của ngực bụng để giúp phán đoán bệnh lý ở tạng phủ. Thí dụ: Đau 2 bên hông sườn phần nhiều thuộc bệnh lý ở Can Đởm.
- VẤN KHỞI BỆNH 问起病
Hỏi về thời gian mắc bệnh, nguyên nhân phát bệnh, quá trình điều trị cùng các triệu chứng chủ yếu và các biến hóa đi kèm. Để phán đoán bệnh tình, giúp hỗ trợ chẩn đoán.
- VẤN NHĨ MỤC 问耳目
Một trong những nội dung của thập vấn. Hỏi về thính lực, có ù tai, hay điếc tai không?, tai có đau không? Sự thay đổi thị lực, mắt có đau ngứa không? Và hỏi các triệu chứng đi kèm.
- VẤN NHỊ TIỆN 问二便
Một nội dung trong thập vấn. Thông qua sự thay đổi của đại tiểu tiện, bao gồm số lượng, tính chất, màu sắc, mùi vị và cảm giác trước hay sau mỗi lần tiêu tiểu. Tùy theo chứng trạng để hiểu rõ bệnh tình, hỗ trợ chẩn đoán.
- VẤN PHỤ NỮ 问父女
Dựa vào đặc tính sinh bệnh lý của phụ nữ, phải nắm vững về sự thay đổi về kinh nguyệt, sinh dục và huyết trắng. Để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
- VẤN TIEÅU NHI 问小儿
Dựa vào đặc điểm sinh bệnh lý của trẻ, thông qua cha mẹ của trẻ hỏi về sức khỏe, sự chăm sóc nuôi dưỡng, mức độ phát dục, tình trạng ban chẩn của trẻ để hỗ trợ cho việc chẩn đoán được chính xác.
- VẤN THỤY MIÊN 问睡眠
Một trong các nội dung của thập vấn. Hỏi kỹ sự thay đổi của giấc ngủ. Bao gồm nằm ngủ mà ngủ không được, giấc mơ, để hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh. Chứng hay nằm thuộc âm thịnh dương hư hoặc đàm thấp ngăn trở bên trong.
- VẬN KHÍ 运气
Tức Ngũ vận lục khí.
- VẬN KHÍ HIẾP THỐNG 运气胁痛
Chứng đau hông sườn do cảm nhiễm khí dịch lệ. Bệnh phát nhanh, đột nhiên phát nóng lạnh, vùng hông sườn đau nhói, ½ người có cảm giác sưng trướng, mạch phần nhiều huyền sác; nặng thì thấy tay chân lạnh, móng tay đen sạm, mạch trầm phục.
- VẬN KHÍ HỌC THUYẾT 运气学说
Còn gọi là Ngũ vận lục khí, gọi tắt là vận khí. Đây là môn học được người xưa nghiên cứu về mối quan hệ của các quy luật thay đổi khí hậu và nguyên nhân phát bệnh. Ngũ vận chỉ sự vận hành của ngũ hành gồm Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy; Lục khí chỉ sự lưu chuyển của sáu loại khí tượng trong thiên nhiên gồm Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa. Khi diễn giải lại dùng Thập thiên can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý để đại diện cho Vận; Và Thập nhị địa chi gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi để đại diện cho Khí. Niên hiệu của mỗi năm được một thiên Can và một địa chi phối hợp lại tạo thành, đại biểu cho vận khí của năm đó. Dựa vào lý luận ngũ hành sinh khắc và vận dụng sự tương phản, tương thành của âm dương để làm cơ sở tính các tình trạng thuận nghịch của vận khí trong năm đó. Đây chính là đặc điểm để tính toán khí tượng và sự thay đổi của thời tiết hàng năm. Từ đó người ta có thể tính toán được sự ảnh hưởng của cơ thể người và nhân tố phát bệnh đối với sự thay đổi của thời tiết. Từ đây các thầy thuốc nắm rõ quy luật phát bệnh của lục dâm. Nhưng do sự tính toán quá phức tạp, rắc rối nên hiện nay học thuyết này được sử dụng rất ít.
- VẬN TỲ 运脾
Phương pháp chữa thấp tà làm trở ngại Tỳ. Dùng các vị thuốc phương hương hóa thấp và lý khí kiện Tỳ để chữa các bệnh chứng do thấp tà vây khổn Tỳ. Chứng thấy vùng thượng vị đầy trướng, ăn uống không biết ngon, lợm giọng buồn nôn, miệng nhạt và dính, đầu choáng, người mỏi mệt, đại tiện phân lỏng loãng, hoặc trướng bụng, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu.
- VẬNG CHÂM 晕针
Hiện tượng choáng ngất trong khi đang châm cứu. Bệnh nhân bị choáng ngất hoặc hư thoát, choáng váng, lợm giọng, tức ngực, sắc mặt tái xanh, nặng thì tay chân giá lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp... Nguyên nhân thường do châm kích thích mạnh đối với bệnh nhân mới châm lần đầu tiên hoặc là tinh thần bệnh nhân quá sợ sệt, hoặc đang mỏi mệt, đói bụng hoặc thể lực vốn suy yếu.
- VẬT NGẪU NHẬP TINH 物偶入睛
Bụi hoặc vật nhỏ bay vào mắt làm cho mắt đau rát, chảy nước mắt, nặng thì tròng trắng đỏ hoặc tròng đen kéo mây.
- VỆ CƯỜNG DOANH NHƯỢC 卫强营弱
Phần vệ khí mạnh, phần doanh khí yếu. Chứng thấy phát sốt mà có mồ hôi. Mồ hôi ra do dương khí ở cơ phu bị uất, bên trong bức doanh âm gây nên.
- VỆ DOANH ĐỒNG BỆNH 卫营同病
Biểu hiện bệnh lý của phần vệ truyền sang phần doanh. Chứng thấy phát sốt, nóng nhiều về đêm, thần chí hôn mê, chất lưỡi đỏ (đây là các triệu chứng của phần doanh), kèm sợ lạnh, đau đầu, đau mình, ho, rêu lưỡi trắng mỏng (là các triệu chứng của phần vệ).
- VỆ KHÍ 卫气
Một phần của dương khí trong cơ thể, được sinh ra từ thủy cốc, do Tỳ Vị tiêu hóa và hấp thu sinh ra. Chức năng chủ yếu của vệ khí là bảo vệ da, giúp ngăn chận ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài vào, điều tiết lượng mồ hôi bài tiết.
- VỆ KHÍ BẤT CỐ 卫气不固
Vệ khí hư yếu, không vững chắc. Sức chống đỡ của bệnh giảm sút, ngoại tà nhân đó mà xâm nhập vào, lúc phát bệnh biểu hiện bằng các hiện tượng ra mồ hôi, sợ gió.
- VỆ KHÍ DOANH HUYẾT BIỆN CHỨNG 卫气营血辨证
Một trong các phương pháp biện chứng của bệnh ôn nhiệt. Dựa vào biểu hiện bệnh lý qua bốn giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển bệnh ôn nhiệt để biết rõ mức độ biến hóa và tính chất của bệnh còn nông hay sâu, từ đó mới đưa ra phép chữa trị chính xác.
- VỆ KHÍ ĐỒNG BỆNH 卫气同病
Tình trạng biểu tà từ ngoài xâm nhập vào trong hóa nhiệt, nhiệt tà ở phần khí đã thịnh còn hàn tà ở biểu vẫn chưa giải được. Triệu chứng chủ yếu: Sốt cao, khát nước, tâm phiền, ra mồ hôi sợ lạnh, cơ thể đau nhừ, rêu lưỡi trắng mỏng hơi vàng.
- VỆ NHƯỢC DOANH CƯỜNG 卫弱营强
Vệ khí suy, doanh khí thịnh. Vệ khí suy nhược, vệ ngoại không bền chặt, dẫn đến mồ hôi trộm. Chứng thấy không phát sốt mà tự ra mồ hôi.
- VỆ PHẬN CHỨNG 卫分症
Giai đoạn đầu của bệnh ôn nhiệt, bệnh tà còn ở biểu. Chứng thấy phát sốt, hơi sợ gió lạnh, đau đầu, miệng khát, rêu lưỡi trắng mỏng, chót lưỡi và rìa lưỡi đỏ, mạch phù sác. Trong đó thấy phát sốt và sợ lạnh là các triệu chứng cơ bản đặc trưng.
- VỆ SINH BẢO GIÁM 卫生宝鉴
Sách gồm 24 quyển, phần bổ sung 1 quyển. Viết vào đời nhà Nguyên, do La Thiên Ích biên soạn, không rõ năm biên soạn. Là đồ đệ của Lý Cảo (Lý Đông Viên). Thông qua sách phần nào có thể hiểu được trình độ lý luận và học thuật của Lý Đông Viên, lại còn tham khảo học thuyết của các y gia khác, kết hợp với kinh nghiệm tâm đắc của bản thân ông, viết thành sách này. Nội dung sách bao gồm Dược ngộ vĩnh giám, Danh phương loại tập, Dược loại pháp tượng, Y nghiệm ký thuật... Trong quyển ‘Danh phương loại tập’ ông dùng châm cứu để chữa các bệnh thường gặp, tuyển chọn các phương thuốc hiệu nghiệm, ghi rõ chủ trị và cách dùng.
- VỆ SINH YẾU QUYẾT DIỄN CA 卫生要演歌
Đời Hậu Lê. Lê Hữu Trác. Phổ biến kinh nghiệm phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống.
- VI DƯỢC 围药
Tức chứng Cô vi dược.
- VI GIẢ NGHỊCH CHI 微者逆之
Đối với các bệnh tật, bệnh tình còn ở múc độ nhẹ, chữa nên dùng phương pháp nghịch trị.
- VI HỎA 微火
Tức Văn hỏa.
- VI HOÀNG ĐÀI 微黄苔
Rêu lưỡi có màu vàng mỏng, trơn. Thường do phong tà hóa nhiệt, nhưng chưa tổn thương tân dịch.
- VI MẠCH 微脉
Một loại mạch trong 28 mạch. Mạch đến nhỏ, bé và vô lực, chỉ cảm giác mạch đập rất yếu. Nguyên nhân do âm dương khí huyết đều suy mà gây ra. Thường gặp trong các chứng ngất xỉu, hôn mê hoặc cơ thể suy nhược.
- VI PHONG 微风
Tên gọi bệnh xưa. Thường chỉ các bệnh chứng trong đó triệu chứng chủ yếu là nhu động của cơ nhục. Nguyên nhân phần nhiều do phong tà làm tổn thương phần vệ, vệ khí không thông, dương khí quấy động bên trong gây ra. Thường thấy kèm với các chứng khác của tạng phủ khí huyết.
- VI TÀ 微邪
1 trong 5 loại tà. Bệnh tà nào ta khắc truyền tới gọi là vi tà (tương vũ). Xem thêm mục Ngũ tà.
- VĨ ĐÊ 尾骶
Mỏm xương cùng cụt (gần hậu môn). Còn gọi là Vĩ lư.
- VĨ ĐÊ CỐT THƯƠNG 尾骶骨伤
Xương cùng bị tổn thương. Sau khi tổn thương vùng cục bộ sưng trướng, đau nhức, ấn vào đau dữ dội, đi đứng và ngồi khó khăn, thậm chí không ngồi được bình thường, xoay trở khó khăn.
- VĨ LƯ PHÁT 尾闾发
Xem Nga khẩu thư.
- VỊ 胃
Một trong lục phủ, có tác dụng thu nạp và tiêu hóa thức ăn uống. Quan niệm của Đông y và Tây y về Vị (dạ dày) tương đối giống nhau. Thường được gọi chung là Trường Vị.
- VỊ ÂM 胃阴
Tân dịch có trong Vị do thủy cốc hóa sinh mà thành. Là vật chất không thể thiếu giúp chức năng sinh lý của Vị hoạt động được tốt. Nó cùng với Vị dương kết hợp và hỗ trợ qua lại để làm cho chức năng tiêu hóa được bình thường.
- VỊ ÂM HƯ 胃阴虚
Chứng trạng chủ yếu là: Môi miệng khô ráo, thích uống nước, ăn uống giảm sút, đại tiện khô ráo, tiểu tiện ít, nặng thì nôn khan và nấc, giữa lưỡi đỏ sậm mà khô, mạch tế sác. Nguyên nhân phần nhiều do hỏa nhiệt hun đốt làm hao tổn tân dịch của Vị. Còn gọi là Vị âm bất túc.
- VỊ BỆNH 胃病
Bệnh lý ở Vị, chứng thường thấy là ngực bụng trướng đầy gây đau, lợm giọng, nôn mửa, ợ hơi, ăn uống kém. Do ăn uống không điều độ, đói no thất thường, lạnh nóng không thỏa đáng, hoặc Vị khí suy nhược, Vị âm bất túc làm ảnh hưởng chức năng thụ nạp và tiêu hóa.
- VỊ CHỦ GIÁNG TRỌC 胃主降浊
Một trong những chức năng của Vị. Các thức ăn sau khi vào tới dạ dày, được nghiền nát, ngấu nhừ rồi đưa xuống ruột.
- VỊ CHỦ HỦ THỤC 胃主腐熟
Một chức năng sinh lý của Vị. Thông qua tác dụng của dịch vị và vị giác để nghiền nát và ngấu nhừ các thức ăn uống.
- VỊ CHỦ THỤ NẠP 胃主受纳
Một trong những chức năng của Tỳ Vị. Đó là chức năng tiếp thu và dung nạp các thức ăn uống.
- VỊ GIA 胃家
Từ chung để chỉ Vị, Đại trường, Tiểu trường.
- VỊ GIA THỰC 胃家实
Chứng Trường Vị có thực nhiệt. Do nhiệt kết ở Dương minh, tân dịch tổn thương gây nên bệnh. Có các triệu chứng chủ yếu như táo bón, sốt cao, đau bụng chối nắn, phiền khát, mồ hôi ra nhiều, mạch hồng đại.
- VỊ HÀN 胃寒
Bệnh lý của Tỳ Vị dương hư. Chứng Vị hàn. biểu hiện ở các chứng trạng: nôn ói ra nước trong, miệng nhạt, thích uống nước nóng, đại tiện phân nát hoặc tiêu chảy, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm trì.
- VỊ HÀN Ố TRỞ 胃寒恶阻
Do sau khi mang thai, Tỳ Vị bị suy yếu, hàn khí nhân đó xâm nhập, bốc lên bên trên. Chứng thấy nôn ói ra nước trong, người mệt mỏi, sợ lạnh, thích uống ấm.
- VỊ HỎA THƯỢNG THĂNG 胃火上升
Bệnh lý xoang miệng. Xoang miệng bị viêm gây lở loét. Nguyên nhân do Vị hỏa bốc lên. Chứng thấy miệng hôi, miệng lở, sâu răng, hoặc chân răng sưng đau chảy máu.
- VỊ HƯ 胃虚
Các bệnh chứng phát sinh do Vị khí suy nhược, hoặc Vị âm bất túc.
- VỊ KHÁI 胃咳
Chứng mỗi khi ho thì nôn ói, nặng thì ói ra cả giun.
- VỊ KHÍ 胃气
❶ Công năng tiêu hóa của Trường Vị. ❷ Mạch có Vị khí. Nhân tố không thể thiếu phát sinh từ thủy cốc. Mạch có Vị khí ở người khỏe mạnh là ung dung hòa hoãn, không nhanh, không chậm.
- VỊ KHÍ BẤT HÒA 胃气不和
Chức năng tiêu hóa hấp thu của Tỳ Vị bị rối loạn. Nguyên nhân phần lớn do Vị âm bất túc, do nhiệt tà xâm phạm vào Vị hoặc đồ ăn thức uống đình trệ ở trong dạ dày làm ảnh hưởng sự hấp thu của Vị khí, có các triệu chứng chán ăn, hoặc sau khi ăn vùng dạ dày đầy tức, lợm giọng buồn nôn, đại tiện bất thường.
- VỊ KHÍ BẤT GIÁNG 胃气不降
Do ăn uống không điều độ làm cho chức năng thông giáng của Vị bị rối loạn. Chứng thấy ăn uống giảm sút, vùng dạ dày trướng đau, ợ hơi, nấc nghẹn, hoặc nôn mửa.
- VỊ KHÍ HƯ 胃气虚
Chức năng thu nạp và tiêu hóa thủy cốc của Vị bị suy yếu. Chứng trạng chủ yếu là vùng bụng trên đầy tức, ăn uống giảm, hoặc rối loạn tiêu hóa, nặng thì ăn vào lại mửa ra ngay, đại tiện lỏng loãng, môi và lưỡi trắng nhợt.
- VỊ LÃO KINH ĐOẠN 未老经断
Chưa đến tuổi mãn kinh mà đã thấy kinh bế. Nguyên nhân phần nhiều do thể chất suy nhược, sinh nở nhiều lần, lập gia đình sớm.
- VỊ PHONG 胃风
Tên gọi khác của chứng khí hư. Do tích chứa ở trong Vị, ợ hơi ra đắng miệng (thường gặp ở rối loạn tiêu hóa). Nếu hơi bài tiết từ trong Vị phát ra đằng miệng mà không mùi vị gì gọi là ái khí, hoặc vị phong. Nguyên nhân do trung tiêu khí trệ, hung cách trướng đầy, cho nên có ợ ra được mới dễ chịu. Loại này thường gặp ở bệnh đau dạ dày, Tỳ Vị hư yếu, Tỳ Vị bất hòa.
Loại cảm mạo phong tà nhẹ (gần như chứng thương phong). Triệu chứng lâm sàng: cơ bắp máy động, ngoài ra không có triệu chứng của khí huyết tạng phủ.
- VỊ NGAI 胃呆
Xem mục Nạp ngai.
- VỊ NHIỆT 胃热
Do nhiệt tà phạm Vị hoặc ăn quá nhiều các thức ăn chiên xào, dầu mỡ làm cho nhiệt tích trong dạ dày. Chứng thường thấy là khát nước, thèm ăn, ăn được nhiều, vùng bụng trên đầy tức, tiểu ít mà vàng, táo bón, nặng thì xoang miệng lở loét, chân răng sưng đau. Còn gọi là Vị trung nhiệt.
- VỊ NHIỆT Ố TRỞ 胃热恶阻
Sau khi thụ thai, khí của mạch Xung thịnh, Vị hỏa xông bốc lên trên, Vị khí không giáng xuống gây ra bệnh. Chứng thấy lợm giọng nôn ói, sắc mặt đỏ, miệng khát thích uống mát, táo bón.
- VỊ NHIỆT SÁT CỐC 胃热杀谷
Chứng mau đói do Vị nhiệt. Do Vị bị ảnh hưởng nhiệt tà làm cho chức năng tiêu hóa của Vị tăng, vì vậy vừa ăn xong đã cảm thấy đói.
- VỊ NHIỆT ỦNG THỊNH 胃热壅盛
❶ Nhiệt tà ủng trệ trong Vị, làm cho Vị hỏa bốc lên trên. Chứng thấy phiền khát muốn uống, miệng lở, hôi, chân răng sưng đau. ❷ Bệnh ôn nhiệt, nhiệt tà kết ở Trường Vị. Chứng thấy sốt cao, táo bón, đau bụng, nặng thì hôn mê, nói sảng, cuồng táo.
- VỊ NHƯỢC Ố TRỞ 胃弱恶阻
Do sau khi mang thai, Vị khí suy nhược, khí hư không vận hóa được, Vị mất chức năng hòa giáng. Chứng thấy ngửi mùi thức ăn thì buồn nôn, hoặc ăn vào liền ói ra, ngực bụng trướng đầy.
- VỊ PHẢN 胃反
Ăn vào là ói ra. Còn gọi là Phản vị.
- VỊ PHÁT BỆNH TIỀN PHỤC 未发病前服
Hiện tượng uống thuốc chận cữ trước khi bệnh chưa phát. Thường gặp trong các bệnh sốt rét, động kinh.
- VỊ QUẢN 胃脘
Vị trí của nó tương đương với vùng bụng trên.
- VỊ QUẢN THỐNG 胃脘痛
Đau vùng bụng trên. Nguyên nhân phần lớn do ăn uống thất thường, đói no nhọc mệt quá sức, Tỳ Vị bị hư hàn, tình chí uất kết gây ra. Còn dùng để chỉ chứng đau dạ dày.
- VỊ TÂM THỐNG胃心痛
Tức Vị quản thống.
- VỊ THẦN CĂN 胃神根
Trạng thái mạch (Vị ở đây có nghĩa là mạch có Vị khí). Mạch có Vị khí thì đi lại ung dung, nhịp nhàng hòa hoãn. (Thần: mạch âm, mềm dịu có lực; Căn: ấn nặng tay vẫn còn phản ứng lên tay).
- VỊ THỐNG 胃痛
Đau dạ dày. Còn gọi là Vị quản thống, Tâm hạ thống. Chứng Vị thống, do vị trí vùng vị quản nằm gần vùng tim cho nên cũng gọi là Tâm hạ thống.
- VỊ THỰC 胃实
Do Trường Vị có tích nhiệt, nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch, Vị khí ủng trệ không thông gây ra, có các triệu chứng: vùng bụng trướng đau, ợ hơi, đại tiện không thông, hoặc phiền táo, phát sốt.
- VỊ TIÊU 胃消
Tức Trung tiêu.
- VỊ TRẤP 胃汁
Dịch chất trong dạ dày. Xem thêm mục Vị âm.
- VỊ TRUNG TÁO THỈ 胃中燥矢
Chứng trong ruột có phân khô kết. Nguyên nhân do nhiệt tà kết ở bên trong Trường Vị. Nhiệt tà hun đốt tân dịch, làm cho tân dịch tiêu hao, cho nên trong ruột mới có phân táo kết.
- VỊ TRƯỚNG 胃胀
Chứng ăn không tiêu hóa làm cho trong bụng có khí trướng. Thường thấy bụng đầy, vị quản trướng đau, miệng hôi, không muốn ăn uống.
- VỊ TRƯỜNG 胃肠
Tên gọi chung của dạ dày (Vị) và ruột (Trường).
- VIÊN Ế 圆翳
Tức Viên ế nội chướng.
- VIÊN Ế NỘI CHƯỚNG 圆翳内障
Trong tròng đen có lớp màng trắng che phủ, ngoài ra không thấy gì khác thường. Phần nhiều do Can Thận bất túc, âm hư thấp nhiệt, hoặc Can kinh có phong nhiệt xông bốc lên gây bệnh. Xem thêm mục Bạch nội chướng.
- VIÊN TIỂN 圆癣
Bệnh ngoài da, thường phát sinh ở mặt, cổ, thân mình, tay chân. Bệnh có hình nấm tròn như đồng tiền, màu đỏ, có phân giới hạn rõ. Nguyên nhân do xâm nhập vào bì phu, hoặc do tiếp xúc với các chất truyền nhiễm. Còn gọi là Kim tiền tiển.
- VIỄN ĐẠO THÍCH 远道刺
Một trong 9 phép châm thích. Phép châm chọn huyệt ở xa nơi bệnh. Khi phần trên của cơ thể mắc bệnh, thầy thuốc châm các du huyệt thuộc đường kinh ở chi dưới để điều trị.
- VIỄN HUYEÁT 远血
Đại tiện ra máu. Tuy nhiên, căn cứ vào màu sắc để biết vị trí xuất huyết. Nếu bệnh ở Vị và Tiểu trường thì máu ra có màu đen sậm. Nguyên nhân do ăn uống không điều độ hoặc do Can khí phạm Vị dẫn đến Tỳ Vị hư hàn, Tỳ không thống nhiếp huyết hoặc do Can uất hóa hỏa, bức huyết vọng hành mà gây ra.
- VIỄN KHÍ HIẾP THỐNG 远气胁痛
Chứng đau hông sườn do cảm nhiễm khí dịch lệ. Bệnh phát nhanh, người nóng lạnh, hông sườn đau, một bên thân trướng đau, mạch phần nhiều huyền sác. Nặng thì tay chân lạnh quíu, móng tay đen sạm, mạch trầm phục.
- VIỄN TÝ 远痹
Chứng tý mắc lâu ngày không chữa khỏi.
- VIỄN TỲ 远脾
Phương pháp chữa thấp tà vây hãm Tỳ. Dùng các loại thuốc phương hương hóa thấp và lý khí kiện Tỳ để chữa chứng thấp khổn Tỳ Vị. Chứng thấy vùng dạ dày đầy trướng, ăn uống giảm sút, lợm giọng muốn ói, choáng váng, người uể oải, tiểu ít, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu.
- VIỆT KINH TRUYỀN 越经传
Bệnh thương hàn, không truyền theo thứ tự của lục kinh. Thí dụ: bệnh ở kinh Thái dương không truyền qua kinh Dương minh mà truyền thẳng đến kinh Thiếu dương.
- VONG ÂM 亡阴
Một loại phản ứng bệnh lý do sốt cao, ra mồ hôi quá nhiều, thổ tả quá độ làm hao tổn âm dịch. Biểu hiện chứng trạng: mình nóng, sốt cao, nhiều mồ hôi, phiền táo không yên, khát nước, ưa ăn uống mát, thở thô, chân tay ấm, môi lưỡi đỏ khô, mạch hư sác hoặc tế sác.
- VONG DƯƠNG 亡阳
Do mồ hôi ra quá nhiều không cầm lại được, hoặc thổ tả kịch liệt, hoặc vì nguyên nhân nào khác dẫn đến tình trạng dương khí đột nhiên suy kiệt, có triệu chứng mồ hôi ra đầm đìa, từng giọt như hạt châu và hơi dính, sợ lạnh, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, hơi thở yếu, sắc mặt trắng nhợt, nặng thì môi tím tái, mạch vi muốn tuyệt hoặc phù sác vô lực.
- VONG HUYẾT 亡血
Tên gọi chung cho các loại xuất huyết như thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, niệu huyết...
- VONG HUYẾT GIA 亡血家
Người bị bệnh có tiền sử về thất huyết (nôn ra huyết, mũi chảy máu, đại tiểu tiện ra huyết, băng lậu hoặc gươm dao đâm chém bị mất máu…).
- VONG TÂN 亡津
Chỉ hiện tượng tân dịch bị tổn hao nghiêm trọng. Nguyên nhân do nhiệt tà cang thịnh hoặc do điều trị sai lầm gây ra.
- VỌNG CHẨN 望诊
Một nội dung trong Tứ chẩn. Đó là phương pháp vận dụng thị giác để quan sát thần sắc, hình thái chất lưỡi và rêu lưỡi, chất bài tiết đại tiện, tiểu tiện và các vật chất khác. Đối với trẻ em, còn bao gồm cả quan sát văn ngón tay.
- VỌNG HÌNH THÁI 望形态
Một nội dung của vọng chẩn (Hình: Hình thể con người bao gồm cả cơ nhục, xương khớp, bì phu...; Thái: Động thái, bao gồm cả thể vị, tư thái và năng lực hoạt động). Qua hình thái, có thể biết được mức độ dinh dưỡng, thể chất và sự phát dục của bệnh nhân, đồng thởi có thể giúp nắm bắt sự thịnh suy, tiêu trưởng của tà khí, chính khí và vị trí nơi bị tổn thương.
- VỌNG HỒI TRÙNG CHỨNG 望蛔虫征
Thông qua quan sát một số đặc trưng ở mặt, làm tư liệu tham khảo để chẩn đoán bệnh hồi trùng (giun). Như vùng mặt có đốm trắng, trong tròng trắng mắt có đốm...
- VỌNG NHÃN BIỆN THƯƠNG 望眼辨伤
Phương pháp chẩn đoán của dân gian, thông qua quan sát sự thay đổi của các mạch máu ở niêm mạc mắt và điểm ứ huyết, để chẩn đoán tính chất vị trí bị tổn thương.
- VỌNG XỈ 望齿
Phép xem răng, một nội dung của vọng chẩn. Quan sát cả hai phần: Răng và chân răng. Đối với răng chủ yếu là xem xét tình trạng mọc răng, đổi răng hoặc rụng răng, màu sắc lộ ra bên ngoài tươi nhuận hay không, có lung lay, có sâu răng, có cam răng, hay có biến hóa mùi vị ra sao. Đối với chân răng chủ yếu là xem màu sắc, hình trạng và sự biến hóa đầy đủ hay không, có chảy máu không... Căn cứ vào luận thuyết Thận chủ xương, sinh tủy, răng là phần thừa của xương, kinh mạch của Vị đi qua chân răng... vì thế, vọng xỉ chủ yếu là để quan sát bệnh biến của Thận và Vị.
- VÔ BAN NGÂN CỨU 无瘢痕灸
Phép cứu không để vết sẹo, một trong các phép cứu. Đem mồi ngải cứu trực tiếp hoặc cứu gián tiếp (như cách lát gừng, cách lát tỏi). Mỗi lần cứu chỉ nhằm mức độ kích thích vừa phải không để lại vết phỏng.
- VÔ DANH THŨNG ĐỘC 无名肿毒
Chứng đột nhiên sưng to từng vùng ở bề mặt da (vì chưa có thuật ngữ nào thích hợp nên gọi là vô danh thũng độc). Triệu chứng hoặc đau hoặc ngứa, nặng hơn thì sưng đỏ và cứng, nổi hạch vùng lân cận. Nguyên nhân có thể là bên trong cơ thể có uất nhiệt hoặc là cảm nhiễm phong độc ngoại tà gây nên.
- VÔ ĐÀM CAN KHÁI 无痰干咳
Ho khan không có đàm. Nguyên nhân phần nhiều do hỏa uất, hoặc cảm thụ táo tà hoặc Phế âm bất túc mà phát bệnh.
- VÔ ĐẦU THƯ 无头疽
Nhọt độc nổi ở vùng gân xương hoặc sâu trong cơ nhục. Thường gặp trong các chứng phụ cốt thư...
- VÔ ĐỘC 无毒
Dùng các loại thuốc không có độc, dựa vào nhu cầu của bệnh tình, mà các thầy thuốc chỉ định, có thể cho uống lâu, uống nhiều.
- VÔ HÃN 无汗
Không ra được mồ hôi, do cơ biểu, tấu lý bị thử thấp làm bế tắc, hoặc do cảm phong hàn tà gây bế tắc kinh mạch mà phát bệnh.
- VÔ HÔI TỬU 无灰酒
Loại rượu không pha vôi. Đời xưa, trong rượu thường bỏ ít vôi vào để tránh rượu không bị chua. Tuy nhiên làm như vậy có khả năng tụ đàm, cho nên dùng làm dược liệu phải dùng loại vô hôi tửu.
- VÔ HƯ HƯ 毋虚虚
Khi chính khí đã hư, lúc điều trị không nên dùng các thuốc công phạt để tránh làm cho chính khí càng hư thêm.
- VÔ PHẠM VỊ KHÍ 毋犯胃气
Chức năng của Vị là thu nạp và ngấu nhừ các thức ăn uống, cơ thể nhờ đó mà tiếp nhận được các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Cho nên khi dùng thuốc, cần phải chú ý không nên làm tổn thương chức năng của Vị khí.
- VÔ THỰC THỰC 毋实实
Khi bệnh tà đang thịnh, không nên dùng các thuốc bổ dưỡng để tránh làm cho bệnh càng thêm thịnh.
- VU Y 巫医
Chữa bệnh bằng bùa chú (dùng mê tín để chữa bệnh, mục đích là để kiếm thêm tiền chứ không thực tâm chữa bệnh cứu người). Biển Thước (Tần Việt Nhân) đã có nhận định: “Người mắc bệnh mà tin thầy cúng (vu) hơn thầy thuốc (y) thì không chữa được”.
- VŨ HỎA 武火
Lửa mạnh mà lớn.
- VỤ ĐƯỜNG 鹜溏
Tiêu chảy phân ra như phân vịt. Nguyên nhân do Tỳ khí hư, Đại trường có hàn mà gây bệnh.
- VỰNG CHÂM 晕针
Khi châm cứu, đột nhiên thấy mắt tối sầm, choáng váng, ngất xỉu. Nguyên nhân do thể chất vốn suy yếu, hoặc do đói, do mệt mỏi, do tinh thần bị khẩn trương hoặc tư thế nằm (ngồi) không đúng mà gây ra.
- VƯƠNG BĂNG 王冰 (710 ? – 804).
Vương Băng, tự Khải Huyền Tử, nhà y học đời Đường, không rõ nguyên quán, sinh sống khoảng từ niên hiệu Đường Cảnh Vân (710) đến Đường Trinh Quán (804). Theo lời truyền rằng ông đã từng nhận chức Thái bộc lệnh, cho nên hậu thế ông là Vương Thái bộc.
Tuổi thanh niên, ông mê thích y học, tìm học đạo Duỡng sinh. Đối với sách ‘Tố vấn, Hoàng Đế Nội kinh’, ông ra công nghiên cứu sâu và càng nhận thức rằng bộ sách này chính xác, là ‘chí đạo chi tông, phụng sinh chi thỉ’ (đường lối cao nhất, trước nhất trong việc lo sự sống của con người), là sách vở căn bản nhất để học y. Nhưng mà ‘Tố Vấn’ đương thời là một truyền bản có nhiều sai sót, quyển thứ 7 trong 9 quyển đã thất lạc, số còn lại thì các chương mục trùng lắp, trước sau lẫn lộn, nghĩa lý không thông. Thấy thế, ông lấy làm tiếc, bỏ 2 năm công sức để tiến hành chỉnh lý, bước đầu tìm phân biệt các yếu lĩnh của sách, sau đó tìm được một bộ sách văn tự sáng sủa trong tủ sách của vị lão sư họ Quách, nội dung sách ‘Trương Công bí bản’ này đã hoàn bị, vì thế ông căn cứ nơi sách này mà bổ sung, đính chính, đồng thời viết lại và chú thích, tăng bổ quyển 7, cộng chung là 81 thiên, 24 quyển, đó là bộ ‘Tố vấn’ hiện còn lưu truyền đến nay.
Lời chú thích ‘Tố vấn’ của Vương Băng thuộc tầm cỡ cao siêu chứng tỏ rằng ông chẳng những là một y học lý luận gia, mà cũng là một lâm sàng gia giàu kinh nghiệm. Về mặt biện chứng và trị liệu, ông đều có luận thuật rõ ràng, thí dụ như: Về phương diện trị liệu, ông chủ trương căn cứ nơi tính chất của bệnh tật, sẽ dùng phép tắc không giống nhau; nếu chứng bệnh là ‘dương hư vô hỏa’ thì nên ‘ích hỏa chi nguyên, dĩ tiêu âm ế’; nếu chứng là ‘âm hư vô thủy’ thì nên ‘tráng thủy chi chủ, dĩ chế dương quang’. Lời ông luận thuật như trên đã thành danh ngôn của Trung y học, ảnh hưởng rất lớn đến ngành Trung y trị liệu, có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn lâm sàng rất cao, đến ngày nay vẫn được y giới ưa thích.
Đối với học thuyết ‘Vận khí’, ông xem trọng việc nghiên cứu học thuyết này, chẳng những đem bổ sung vào quyển 7 đã thất lạc, mà còn chú thích rất đầy đủ rõ ràng. Để tường thuật học thuyết vận khí một cách có hệ thống, ông còn viết các sách ‘Chiêu minh ẩn chỉ’.
- VƯƠNG CUNG 王宫
Còn gọi là hạ cực. Vùng cạnh đầu mắt. Cổ nhân cho rằng quan sát khu vực này có thể chẩn đoán được bệnh của tạng Tâm. Tức là sơn căn.
- VƯƠNG HIẾU COÅ 王好古 (Không rõ năm sinh năm mất)
Vương Hiếu Cổ, tự Tiến Chi, hiệu là Hải Tàng, người đời Kim, Triệu Châu (nay là Triệu Huyện, Hà Bắc).
Ông đỗ tiến sĩ, làm quan Giáo thụ Triệu Châu, kiêm chức Đề cử quản nội y học. ông là ngươi minh mẫn, thông hiểu kinh sử, yêu thích ngành y. Thời niên thiếu, đã từng cùng Lý Cảo học y với Trương Khiết Cổ; về sau lại học với Lý Đông Viên, cho nên tư tưởng học thuật của ông chịu ảnh hưởng của hai họ Trương, Lý.
Chịu ảnh hưởng của thầy Trương về biện chứng tạng phủ thì xem trọng việc cứu tạng phủ hư tổn và âm chứng; chịu ảnh hưởng của thầy Lý và học thuyết Tỳ Vị thì xem trọng lý luận thăng dương tán hỏa. Hai sự việc ấy là cơ sở cho học thuyết ‘âm chứng’ của ông.
Cả đời ông trước thuật rất nhiều sách. Sách ông viết trưng dẫn đặc biệt nhiều về đường lối của hai thầy Trương, Lý, nhưng cũng luôn có phát huy sáng tạo. Số sách gồm có: ‘Y lũy nguyên nhung’, ‘Y gia đại pháp’, ‘Trọng Cảnh tường biện’, ‘Hoạt Nhân tiết yếu ca quát’, ‘Thang dịch bản thảo’, ‘Thử sự nan tri’, ‘Ban chẩn luận’, ‘Quang minh luận’, ‘Tiêu bản luận’, ‘Thương hàn biện hoặc luận’, ‘Âm chứng lược lệ’, ‘Tam bị tập’, ‘Tiểu nhi ngai luận’, ‘Biện thủ chân luận’, ‘Ban luận tụy anh’, ‘Thập nhị kinh dược đồ giải’, ‘Giải Trọng Cảnh nhất tập’, ‘Liệu ung thư nhĩ nhãn bản thảo yểu sao’, ‘Hải Tàng trị nghiệm lục’, ‘Bản thảo thực lục tàn quyển’, v.v.... trên hai mươi loại, trong đó ‘Âm chứng lược lệ’, ‘Y lũy nguyên nhung’, ‘Thang dịch bản thảo, ‘Thử sự nan tri’ là các trước tác tiêu biểu được người đời sau xem trọng.
‘Âm chứng lược lệ’ là sách chuyên luận thuật thương hàn âm chứng, có biện có luận, có chứng có phương (đơn trị bệnh), rất có giá trị ứng dụng thực tế. ‘Y lũy nguyên nhung’ lấy mười hai kinh làm dây mối luận thuật thương hàn, tạp bệnh, có rất nhiều kiến giải sáng rõ. ‘Thang dịch bản thảo’ ghi chép các thành tựu bản thảo, của thời đại Tống, Nguyên, tuy số thuốc không nhiều, nhưng rất cần thiết cho thực dụng. ‘Thử sự nan tri’ là ông sưu tập luận án của Lý Đông Viên, là quyển sách tham khảo trọng yếu để nghiên cứu học thuyết Đông Viên.
- VƯƠNG LẠN SANG 王烂疮
Bệnh ngoài da do tạng phủ tích nhiệt, hun đốt cơ phu, bên ngoài thọ thấp khí gây ra. Chứng thấy toàn thân nổi nhọt có mủ, lan rộng dần ra, sau đó nhọt vỡ mủ chảy ra.
- VƯƠNG SĨ HÙNG 王士雄
(1808 – 1868). Vương Sĩ Hùng, tự Mạnh Anh, khi nhỏ tự Tiên Long, về già hiệu Phàn Ân, lại hiệu Tiềm Trai, tự xưng là Bán si sơn nhân, người Chiết Giang, Hải Ninh, là Diêm quan đời Thanh. Niên hiệu Càn Long (1736 -1795), vì không chịu nổi tiếng sóng biển vỗ ghềnh, tằng tổ (ông cố) của ông dắt cả nhà dời về ở Tiền Đường (nay là Hàng Châu). Ông thuộc lớp người sau Diệp Quế, Tiết Tuyết, Ngô Cúc Thông, y gia trứ danh về ôn bệnh học. Ông là con nhà thế y. Nhà có 6 anh em, 3 anh lớn chết sớm: Thuở nhỏ, ông cũng ốm yếu, nhiều bệnh, đau bụng tiêu chảy quanh năm, đổ máu cam, nên ông thấy thuốc men là trọng yếu. Năm ông 12 tuổi, cha mắc ôn bệnh, thầy thuốc trị lầm khiến bệnh thêm nặng, may gặp danh y Phố Thượng Lâm chẩn trị mới khỏi. Điều này lại khiến ông biết thêm rằng nghề y có giỏi, dở, bèn hạ quyết tâm sẽ thành một thầy thuốc cao minh có thể cứu nguy người đời. Năm ông 14 tuổi, cha qua đời. Khi lâm chung, cha có trối với ông: “Người ta sống trong trời đất, ắt phải mong có ích cho đời”. Ông nhớ mãi lời cha dặn, quyết đem hết sức học y. Cậu là Du Quế Đình biết ông có chí lớn, giúp ông rất nhiều. Từ đây, tay ông không rời quyển sách, phàm kinh điển y học, danh y trực thuật, không quyển nào ông không đọc và nghiên cứu. Nhưng vì gánh gia đình quá nặng, ông chỉ còn cách, qua lời tiến cử người bạn của cha, xin làm kế toán cho Kim Hoa diêm vụ cục. Nhưng ông vẫn không quên học y, giờ rỗi rảnh thì duyệt đọc sách y. Sau một thời gian, ông nắm vững chân đế của y học. Năm 22 tuổi, ông trở về Hàng Châu hành nghề y tự nuôi sống, xem trị bệnh cứu người là trách nhiệm của mình. Cống hiến lớn nhất của ông cho nền y học là thành tựu mà ông đạt được khi nghiên cứu bệnh hoắc loạn và bệnh ôn. Niên hiệu Đạo Quang, năm thứ 17 (1837), bệnh hoắc loạn (đau bụng thổ tả) lưu hành ở Giang Tô và Chiết Giang, người chết rất nhiều. Vì sách xưa chưa nói bệnh này, một số thầy thuốc không biết đầu đuôi, gọi là ‘bệnh lạ’ (kỳ bệnh). Còn ông thì xác nhận rằng đây là bệnh ‘hoắc loạn chuyển cân’, đồng thời phân chia làm hai loại, thời dịch và phi thời dịch, nhiều cách cứu trị, hiệu nghiệm trông thấy. Ông cứu sống rất nhiều người. Để giảng giải dẫn dắt người sau, ông đem kinh nghiệm trị liệu bệnh hoắc loạn chỉnh lý, viết sách ‘Hoắc loạn luận’. Niên hiệu Đồng Trị, năm đầu (1862), hoắc loạn lại lưu hành ở Thượng Hải làm chết nhiều người, ông muốn chỉ đạo việc trị liệu bệnh này nên đính chính quyển sách và ấn hành rộng rãi để diệt trừ bệnh dịch này. Sau đó, sách ‘Hoắc loạn luận’ được y giới xem là khuôn phép để theo. Năm 1852, ông còn viết xong một bộ sách trọng yếu chuyên về bệnh ôn nhiệt ‘Ôn nhiệt kinh vĩ’. Sách này thu góp sở trường của các y gia, lấy ‘Tân cảm, phục tà’ làm hai cương lĩnh lớn để biện chứng ôn bệnh, từ đó, đối với học thuyết ôn bệnh, làm một lần tổng kết toàn diện có hệ thống, đem biện chứng của ôn bệnh ra thực thi việc chẩn trị theo hướng mới. Vì thế mà khi ra đời, sách ấn hành toàn quốc, thành ‘một sách phải đọc’ (tất độc thư) của viện nghiên cứu học. Ngoài ra, ông còn có viết các sách ‘Tùy tức cư ẩm thực phổ’, ‘Tiềm Trai y thoại’, ‘Tiềm Trai giản hiệu phương’, ‘Qui nghiên lục’, ‘Tứ khoa giản hiệu phương’, ‘Vương Thị y án’, ‘Tiềm Trai y học tùng thư’ .
Ông mất năm 1868 ở Thượng Hải, nơi ông cư ngụ, hưởng thọ 60 tuổi.
- VƯU 疣
Tức Thiên nhật sang.
- VƯU CHUẾ 疣赘
Tức Thiên nhật sang.
- VƯU SANG 疣疮
Tức Thiên nhật sang.
- VƯU TRÙNG 蚘虫
Còn gọi là Hồi trùng, Trường trùng. Tức Giun đũa.