Đông Dược Công Đức

kiến thức đông y ; phòng đông y quận 2 ; mỹ phẩm đông y ; thuốc thiên nhiên đông dược công đúc

sách về thuốc đông y ,cây thuốc đông y , bài thuốc đông y, thưc phẩm chức năng , sách y học đông y ,

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức
Đông Dược Công Đức

ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ BẰNG THUỐC NAM

Lương y Nguyễn Công Đức

Nguyên Giảng viên Khoa YHCT - ĐH Y Dược TP.HCM

UV.BCH Hội Đông y TP. HCM

 

            Nhức đầu, mất ngủ, hay quên theo Đông y được quy vào chứng “Tâm căn suy nhược” do rối loạn 3 tạng Can, Tâm, Thận. Vận dụng lý pháp phương dược để chữa chứng này Đông y thường dùng cổ phương. Sau nhiều năm sử dụng thuốc nam trong điều trị chữa mất ngủ đã có kết quả rất tốt; Chúng tôi xin giới thiệu với quý đồng nghiệp. 

           

Mất ngủ thường thấy theo các thể sau đây:

 

            1. CAN HOẢ VƯỢNG(Hưng phấn tăng, ức chế bình thường)

 

            - Triệu chứng:Nhức đầu, mất ngủ, mặt đỏ, đại tiện táo, tiểu đỏ. Rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Mạch huyền.

 

            - Pháp trị:Bình Can, giáng hoả, an thần, nhuận trường.

 

            - Bài thuốc:

                        + Cổ phương: Đơn chi tiêu dao

 

                        + Thuốc nam:

                        Đậu đen (Vigna unguiculata L.)

                        Mắc cỡ (Mimosa pudica L.)

                        Nhân trần Tây Ninh (Adenosma bracteosumBonati)

                        Lá vông (Erythrina orientalis)

                        Muồng trâu (Cassia alata L.)

40g

20g

40g

20g

10g

                                  

 
 

 


                        Sắc với 4 chén nước (800 ml) còn 1 chén rưỡi (300 ml) thuốc. Uống lúc đói, ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml.

 

            2. THẬN ÂM HƯ(Hưng phấn bình thường, ức chế giảm): Thận thuỷ suy kém, Tâm hoả vượng lên (Tâm Thận bất giao).

 

            - Triệu chứng:Nhức đầu, ít ngủ, đại tiện táo, tiểu đỏ, đau lưng, di tinh. Chất lưỡi đỏ,mạch trầm tế.

 

            - Pháp trị:Tư âm giáng hoả, an thần, cố tinh.

 

            - Bài thuốc:

                        + Cổ phương:         Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị. Hoặc Tả quy hoàn

 

                        + Thuốc nam: 

                       Đậu đen (Vigna unguiculata L.)

                       Rễ đinh lăng (Polyscias fruticosa L.)                              

                       Mắc cỡ (Mimosa pudicaL.)                                             

                       Dây tơ hồng xanh (Cassytha filiformis L.)                    

                       Mẫu lệ nung (giã nát) (Concha ostreae)                      

40g 

20g

20g

20g

12g

 

 
 


                        Sắc với 4 chén nước (800 ml) còn 1 chén rưỡi (300 ml) thuốc. Uống lúc đói, ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml.

 

            3. THẬN ÂM DƯƠNG LƯỠNG HƯ (Hưng phấn và ức chế đều giảm)

 

            - Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng đã nêu trong phần Thận âm hư, còn có thêm các triệu chứng sợ lạnh, liệt dương, hoạt tinh. Mạch trầm tế nhược.

 

            - Pháp trị: Bổ thận, cố tinh, an thần.

 

            - Bài thuốc:

 

                        + Cổ phương:Kim quỹ thận khí

 

                                    Hoặc   Hữu quy hoàn

                        + Thuốc nam:

                        Đậu đen (sao vàng) (Vigna unguiculata L.)

                        Đinh lăng (rễ) (Polyscias fruticosaL.)

                        Mắc cỡ (Mimosa pudicaL.)         

                        Ngải diệp (Artemisia vulgaris)     

                        Gừng khô (Zingiber officinale)    

20g

40g 

20g

20g

12g

 

 
 


                        Sắc với 4 chén nước (800 ml) còn 1 chén rưỡi (300 ml) thuốc. Uống lúc đói, ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml.

 

            4. TÂM TỲ HƯ (Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, Stress làm cho Tâm Tỳ suy hư)

 

            - Triệu chứng:Người mệt mỏi, uể oải, sắc mặt kém tươi, ăn không ngon, hay quên, hồi hộp. Mạch tế nhược. 

 

            - Pháp trị:Bổ Tâm Tỳ

 

            - Bài thuốc:

                        + Cổ phương:Quy tỳ thang

           

            + Thuốc nam:

                       Hạt sen (để tim) sao vàng (Nelumbo nucifera)                                  

                       Đậu ván trắng (sao vàng) (Lablab purpureus(L.) Sweet)                 

                       Lá dâu non (phơi âm can) (Morus alba L.)                                          

                       Lá vông (phơi âm can) (Erythrina orientalis)                                       

                       Mắc cỡ (Mimosa pudicaL.)                                                                     

40g 

20g 

20g

20g

20g

 

 
 


                        Sắc với 4 chén nước (800 ml) còn 1 chén rưỡi (300 ml) thuốc. Uống lúc đói, ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml.

 

            5. VỊ KHÔNG ĐIỀU HOÀ

 

            - Triệu chứng:Hay ợ hơi, vùng thượng vị khó chịu, bụng đầy, rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt.

 

            - Pháp trị:Tiêu tích trệ, hoá đàm.

 

            - Bài thuốc:

 

                        + Cổ phương:Bình vị tán

 

                        + Thuốc nam:

                        Vỏ quýt (sao thơm) (Citrus reticulata Blanco.)                                  

                        Hương phụ (sao cháy lông) (Cyperus rotundus L.)                            

                        Thuỷ xương bồ (cạo bỏ vỏ ngoài) (Acorus calamus L.)                    

                        Củ sả (thái nhỏ sao vàng) (Cymbopogon citratus DC.)                     

                        Gừng khô (Zingiber officinale)                                                                

20g 

40g 

10g

20g

20g

 

 

 

 

 

 

 


            Tất cả tán bột mịn. Để vào lọ nút kín dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê bột thuốc, trước hoặc sau ăn.

 

            Đối với thầy thuốc Đông y, khi điều trị Tâm căn suy nhược lúc nào cũng phải lưu ý yếu tố tâm lý, hướng dẫn cho người bệnh phương pháp tự chữa bệnh như xoa bóp, khí công, dưỡng sinh, thể dục.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội. In lần thứ 13 có bổ sung sửa chữa. 
  2. Lê Trần Đức (1997). Cây thuốc Việt Nam – Trồng và chế biến trị bệnh ban đầu. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
  3. Nguyễn Công Đức, Hoàng Thanh Hiền (2009 – 2016). Sổ tay y học – Những bài thuốc hay 1- 88. NXB Thanh niên.
  4. Võ Văn Chi (2005). Cây rau trái đậu dùng để ăn và trị bệnh. NXB Khoa học và Kỹ thuật, chi nhánh TP. HCM.
  5. Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội.
  6. Hoàng Nhiếp Tài (2001). Ảnh màu cây thuốc chữa bệnh viêm gan. NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây.
  7. Phạm Hoàng Hộ (2006). Cây cỏ vị thuốc ở Việt Nam. NXB Trẻ TP. HCM
  8. Chu Bình (1992). Trung Quốc dân gian bách thảo lương phương. NXB Khoa học kỹ thuật Hồ Nam.
  9.  Hoàng Nhiếp Tài (2001). Ảnh màu cây thuốc chữa bệnh AIDS. NXB Khoa học kỹ thuật Quảng Tây.
  10.  Tiền Tín Trung (2003). Trung Quốc bản thảo thái sắc đồ giám I – V. NXB Nhân dân vệ sinh.
  1. Hình ảnh trình bày được tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó có internet.

 

 

Sản phẩm liên quan
Chia sẻ:
Bài viết khác
Go Top
0