cây thuốc trị bệnh gan

cây thuốc trị bệnh gan

cây thuốc trị bệnh gan

cây thuốc trị bệnh gan

cây thuốc trị bệnh gan
cây thuốc trị bệnh gan

NHỮNG CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN (1)

 

 

Lương y Nguyễn Công Đức

Nguyên Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM

 

 

 

1. BÌM BÌM
Tên khác: Bìm bìm khía
Tên khoa học: Pharbitis nil (L.) Choisy [Ipomoea hederacea Jacq.]
Họ Khoai lang – Convolvulaceae

 

 

 

 

 

 

Mô tả: Thân leo quấn 2-3m. Lá xoan, dạng tim dài 8-13cm, thường có 3 thuỳ hình trái xoan nguyên; thuỳ bên có khi có răng (do vậy có tên Bìm bìm khía); cuống lá dài 5-7cm. Hoa xếp 1-3 cái trên cuống ngắn hơn cuống lá; lá đài có lông, hiønh dải, có mũi cong; tràng hoa có ống trắng, phiến trải ra màu lam, tía hay hồng. Quả nang to 1cm, chứa 5-6 hạt tròn cao 5mm, đen đen, không có lông.
Sinh thái: Loài của Nam Mỹ, đã được thuần hoá. Mọc rải rác ven rừng, lùm bụi, ven đường, hàng rào, nơi hơi khô và sáng. Ra hoa, kết quả từ tháng 7 đến tháng 12.
Phân bố: Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Còn có ở Trung Quốc, nhiều nước Đông Nam Á và Australia.
Bộ phận dùng: Hạt, thường gọi là Khiên ngưu tử – 牽牛子.
Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, hơi độc; có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu sưng, trừ giun.
   Công dụng: Thường dùng trị viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng, táo bón, giun đũa, sán xơ mít.
Liều dùng 3-5g, dạng thuốc sắc. Lưu ý: Kỵ thai.
Bài thuốc hiệu nghiệm chữa xơ gan cổ trướng và thuỷ thũng:

 

Tiểu hồi hương (hạt) 10g
Khiên ngưu tử (Bìm bìm lam) 40g
Hương phụ chế 20g

 

Tán thành bột. Mỗi lần dùng 3g (nếu bệnh nặng dùng tới 6g), nấu nước gừng làm thang; uống buổi tối trước khi đi ngủ.

 

2. BÌNH VÔI
Tên khoa học: Stephania cepharantha Hayata

Họ Tiết dê – Menispermaceae

 

Stephania_cephalantha

 

 

cu binh voi

 

 

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm. Rễ củ dạng cầu. Thân leo, nhỏ yếu. Toàn thân, lá, cụm hoa không lông. Lá đơn, nguyên, mọc so le, cuống lá dài xấp xỉ phiến lá. Phiến lá dạng tam giác tròn đến gần tròn, hoặc nhọn sắc, thường có một gai rất nhỏ, ngắn, gốc lá bằng hoặc hơi lõm; gân 9-11 xếp hình chân vịt. Hoa đơn tính, khác gốc. Cụm hoa đực và cái đều dạng đầu, do nhiều xim tán có cuống cực ngắn hợp thành; đỉnh cuống cụm hoa phồng to hoặc có đế dạng đĩa. Hoa nhỏ, gần như không cuống. Hoa đực có 6 lá đài xếp 2 vòng, mỗi vòng 3 chiếc, đều hình thìa; cánh hoa màu vàng cam, hình quạt tròn cong dạng vỏ hến. Nhị dính thành cột nhỏ, cao khoảng 3mm; bao phấn dính thành đĩa, 6 ô. Hoa cái có 1 đài, 2 cánh hoa, đính cùng một phía của hoa; lá đài hình trái xoan tròn hoặc hình trứng, cánh hoa màu vàng cam, hình quạt tròn, cong dạng vỏ hến. Bầu hình trứng; đầu nhụy 4-5 thuỳ dạng sợi hoặc hình dùi. Quả hình trứng ngược, dài 0.7cm, rộng 0.5cm, hơi dẹt hai bên. Hạt hình móng ngựa tròn dẹt, không có lỗ thủng ở giữa; trên lưng hạt có 4 hàng vân hạt.
Sinh thái: Mọc ở rừng thứ sinh, trên núi đá vôi, ở độ cao 1000m trở lên; tái sinh bằng chồi vào mùa xuân. Ra hoa tháng 2-4 đến tháng 7, có quả từ tháng 5-8 đến tháng 9.
Phân bố: Quảng Ninh, Hoà Bình, Ninh Thuận. Còn có ở Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Rễ củ.
Thu hái vào mùa hè thu, bỏ các rễ con, rửa sạch đất cát thái phiến phơi khô. Khi dùng rửa sạch, cắt vụn.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí lợi thuỷ.
Công dụng: Thường dùng trị đau tê họng, ho thổ huyết, chảy máu cam, dao chém xuất huyết, nhiệt độc ung thũng và tràng nhạc.
Liều dùng 10-15g. Không dùng quá liều vì sẽ gây ra các tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
Bài thuốc hiệu nghiệm:
I. Chữa xơ gan cổ trướng:
1. Củ bình vôi 10g (dùng vỏ trấu sao chế), Lưỡi rắn trắng, lá khô Trinh nữ hoàng cung đều 30g. Nấu nước uống.
2. Củ bình vôi 10g (dùng vỏ trấu sao), Lưỡi rắn trắng, Đan sâm, Kim tiền thảo, đều 30g, Mã đề 15g. Nấu nước uống.
3. Củ bình vôi 10g, Chó đẻ 30g. Nấu nước uống.

 

3. BÒNG BONG
Tên khác: Hải kim sa thảo
Tên khoa học: Lygodium japonicum (L.) Sw.
Họ Bòng bong – Lygodiaceae

 

 

 

   Mô tả: Dương xỉ có thân khỏe leo dài đến 4m. Lá mọc so le, cách quãng. Phiến lá kép lông chim lẻ 3 lần; lá lông chim bậc nhất cách nhau 5-10cm, dạng tam giác, mang lá lông chim bậc hai có cuống không có đốt; lá chét cuối đơn; lá chét bên xẻ hay kép, có lông ngắn; trục lá có cánh ở phía cuối. Lá chét bậc hai sinh sản hẹp; ổ túi bào tử dài 3-5mm. Bào tử hình 4 mặt, màu vàng nhạt, vách mang những chấm tròn.
Sinh thái: Gặp từ đồng bằng, đồi đến núi thấp ở độ cao 600m, ít khi hơn. Trung sinh và ưa sáng. Mọc thành đám trong nhiều quần xã thực vật thứ sinh, trảng cây bụi, rừng Nứa, rừng thưa cây lá rộng thường xanh hay nửa rụng lá, có khi cả ở đầm lầy nước ngọt ngập nước theo mùa.
Phân bố: Rất rộng. Từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh vào đến Gia Lai, Khánh Hoà và Đồng Nai. Còn gặp ở Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng như nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác của châu Á, châu Úc.
Bộ phận dùng: Toàn cây và bào tử, thường gọi là Hải kim sa – 海金沙.
Thu hái vào mùa hè thu, loại bỏ tạp chất, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, cắt ngắn.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu trừ thấp.
Công dụng: Dùng trị bệnh đường tiết niệu và sỏi, viêm thận, sốt, viêm não, viêm gan, viêm ruột, lỵ, viêm tuyến mang tai, viêm vú.
Liều dùng toàn cây 15-20g, không dùng cho phụ nữ có thai.
Bài thuốc hiệu nghiệm:
Viêm gan cấp:
Bài 1: Dây lá bòng bong 120g, sắc nước, thêm đường uống
Bài 2: Dây lá bòng bong, Hạ khô thảo, Mã đề, đều 60g, Nhân trần hao, Chua me đất hoa vàng, đều 30g. Nấu nước uống.
Bài 3: Dây lá bòng bong, Kê cốt thảo, Cây chó đẻ đều 30g. Nấu nước uống.

Sản phẩm liên quan
Chia sẻ:
Bài viết khác
Go Top
0